Viễn thông hiện đại Viễn_thông

Điện thoại

Xem thêm thông tin: Video phone

Đối với hệ thống điện thoại có dây truyền thống, người sử dụng ở bên chủ gọi quay số (gửi số bằng xung) hoặc bấm số (gửi số bằng tone) của bên bị gọi. Bên chủ gọi sẽ được kết nối với bên bị gọi thông qua một số tổng đài. Tiếng nói được thu bằng một micrô nhỏ nằm trong ống nghe, chuyển thành tín hiệu điện và truyền tới tổng đài gần nhất. Tín hiệu này sẽ được chuyển thành tín hiệu số để truyền đến tổng đài kế tiếp. Ở đầu người nghe, tín hiệu điện sẽ được chuyển thành tín hiệu âm thanh và phát ra ở ống nghe.

Hầu hết điện thoại cố định là điện thoại tương tự. Các cuộc gọi ở cự li ngắn (cùng một tổng đài) có thể chỉ sử dụng tín hiệu tương tự. Đối với cuộc gọi đường dài, tín hiệu được biến thành tín hiệu số để truyền đi xa. Tín hiệu số có thể được truyền đi chung với dữ liệu Internet, giá rẻ hơn, và có thể phục hồi lại khi truyền qua một khoảng cách xa trong khi đó tín hiệu tương tự thì không tránh khỏi bị nhiễu làm sai lệch.

Điện thoại di động ra đời đã tác động nhiều lên mạng viễn thông. Ở một số nước, số lượng thuê bao điện thoại di động còn nhiều hơn điện thoại cố định.

Mạng viễn thông đã trải qua nhiều tiến bộ vượt bậc khi xuất hiện những công nghệ mới. Vào thập niên 90, thông tin quang được chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Ưu điểm của nó là tốc độ truyền dẫn được tăng lên rất cao. Để có được điều này là do vài nguyên nhân. Thứ nhất, sợi quang nhỏ hơn rất nhiều so với các loại cáp trước đó. Thứ hai, không có hiện tượng xuyên âm nên hàng trăm sợi quang có thể được gộp chung lại thành một sợi cáp. Thứ ba, những công nghệ ghép kênh đã tăng tốc độ truyền dẫn trên sợi quang theo cấp số nhân.

Tín hiệu thoại sau khi được số hóa sẽ trở thành những mẫu có dung lượng một byte. Các mẫu của mỗi cuộc điện thoại sẽ được xếp cạnh và xen kẽ nhau theo một trật tự nhất định để truyền đi xa. Kỹ thuật này gọi là phân kênh theo thời gian (TDM).

Vô tuyến truyền hình

phương thức truyền hình ảnh và âm thanh từ xa đến người xem qua làn sóng mặt đất hoặc vệ tinh mà không cần đến dây cáp dẫn tín hiệu. Theo phương thức này, tín hiệu hình ảnh và âm thanh được điều chế vào một sóng cao tần và được khuếch đại đến một mức cần thiết để phát đi đến máy thu thông qua mạng máy phát trên mặt đất hoặc máy phát trực tiếp trên vệ tinh. Trong VTTH áp dụng nguyên tắc truyền liên tục hình ảnh đối tượng [nguyên tắc do nhà khoa học người Bồ Đào Nha Paiva (A. de Paiva) đề xuất vào cuối thế kỷ XIX, và độc lập với ông là nhà khoa học Nga Bakhơmetievưi (P. I. Bakhmet'evyj)]: ở trạm truyền, hình ảnh đối tượng được biến đổi liên tục thành các tín hiệu điện tử (phân tích hình ảnh) chuyển theo kênh thông vào các máy thu; ở đó, lại thực hiện việc biến đổi ngược lại (tổng hợp hình ảnh). VTTH đã được phát triển cùng với việc sử dụng phân tích và tổng hợp thiết bị quang cơ, và mở đầu là một kĩ sư người Đức Nipkôp (P. G. Nipkow) vào năm 1884. Giữa những năm 30 thế kỷ XX, đã xuất hiện những hệ thống đầu tiên VTTH điện tử. Sự phát triển của hệ thống hiện đại VTTH gắn liền với việc nâng cao độ nét hình ảnh, độ chống nhiễu và tác động tầm xa. Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, hệ thống VTTH kĩ thuật số đã bắt đầu được ứng dụng

Internet

Mạng nội bộ

Còn có tên gọi là mạng LAN.